Chủ đầu tư cần xem xét thông qua hình ảnh thực tế mà nhà thầu chia sẻ hoặc đến trực tiếp tham quan các công trình đang xây để lựa chọn chính xác nhà thầu uy tín. Cùng thiết kế và xây dựng nhưng HOÀNG PHÚ đã tìm hiểu những lưu ý dưới đây trong quá trình thi công xây thô nhà phố mà chủ đầu tư cần nắm và biết để kiểm tra chất lượng thi công một ngôi nhà ngăn chặn việc nứt tường, thấm dột sau thời gian sử dụng.
HOÀNG PHÚ - Xây Nhà Trọn Gói
Hotline/Zalo: 0905079088
1. Phần thô là gì?
Phần thô chính là phần móng và bể ngầm, tất cả các hệ thống chịu lực để chịu lực như phần khung, cột, dầm, sàn, bê tông,...
Xây nhà phần thô bao gồm những công việc làm ván khuôn, gia công thép, lắp dựng, đổ bê tông; xây khối xây gạch. Đây đều là những công việc nặng nhọc và đòi hỏi tính toán tỉ mỉ, khoa học từ khi còn là bản vẽ và đồng thời những nhân công thực hiện cũng phải có kỹ thuật cao, có kiến thức về kết cấu xây dựng.
Xây dựng phần thô biệt thự 2 tầng
Công đoạn xây nhà phần thô cần tính toán cẩn thận, từ bước cắt thép sao cho hợp lý và đảm bảo kỹ thuật nhất, cho tới khi trộn và đổ bê tông tuân thủ những quy phạm nghiêm ngặt của chất lượng.
Tương tự với công đoạn xây các khối xây, cần phải xây thế nào cho đúng, chính xác, thẳng, vuông… đảm bảo quy cách cấu tạo, tính toán để không trùng mạch, không nhỡ viên,...
2. Vì sao xây dựng phần thô quan trọng?
Nhiều người cho rằng phần thô không quan trọng, bởi sau khi hoàn thiện căn nhà thì thứ mà mọi người nhìn thấy là cửa sổ, cầu thang, mặt tiền, chứ ai thấy phần thô? Đó là một suy nghĩ vô cùng sai lầm.
Phần thô chính là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, hạng mục, các bộ môn thi công sau này. Xây nhà phần thô càng cẩn thận, càng chuẩn xác thì những phần sau thi công càng vững chắc, tiết kiệm được chi phí và thời gian hoàn thiện cũng như giảm thiểu những hoạt động có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công trình như chỉnh sửa, đục phá công trình,…
Một ngôi nhà, mặt tiền có thể được sửa chữa, thay đổi vật liệu bề mặt, màu sắc sơn sửa... Nhưng phần thô sẽ khó thay đổi, xây nhà phần thô vững chắc cũng là cách để điều chỉnh phần hoàn thiện dễ dàng hơn.
3. Công tác bảo dưỡng bê tông.
Sau lúc đổ bê tông vất vả, chủ thầu thường cho thợ nghỉ xả hơi. Do đó, công việc bảo dưỡng bê tông thường bị bỏ qua. Điều này rất nguy hiểm, nhất là khi trời nắng gắt. Vữa bê tông bị hút hết nước trong khi chưa đủ thời gian ninh kết, xuất hiện nhiều vết rỗ, làm giảm phẩm chất bê tông. Rất nhiều trường hợp bê tông đổ xong bị bỏ qua khâu dưỡng hộ đã nhanh chống bị nứt, đặc biệt là bê tông mái.
Phẩm chất của bê tông chỉ đạt được khi nó ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm. Bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Bê tông dù đã se mặt, thậm chí bề ngoài có vẻ đông cứng nhưng bên trong quá trình thủy hóa vẫn tiếp tục để đạt được cường độ bê tông tối đa. Trong môi trường quá khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh, không còn đủ lượng nước cần thiết cho quá trình thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ.
Có thể giữ cho bê tông ướt bằng nhiều cách như để nguyên cốp pha, phun nước, ngâm nước trước và sau khi đổ bê tông (đối với bề mặt bề mặt rộng như sàn mái), phủ tấm bạt tránh nắng. Một phần bê tông bị khô không đều dễ dẫn đến hiện tượng rạn chân chim, nứt nẻ bê tông, là nguyên nhân cho gây ngấm, thấm sau này
4. Công tác thi công sắt chờ cột.
Thép chờ ở cột phải sole nhau, để đảm bảo trên 01 mặt cắt không vượt quá 50% mối nối. Nối sole để giảm mặt cắt nguy hiểm xuống, ngoài ra cũng vì lý do khi thợ cắt 100% các thanh thép tại 1 vị trí thì số thanh thép tại vị trí đó chồng lên nhau sẽ rất dày.
Nhiều nhà thầu để dễ thi công và đỡ hao thép nên đã cho thợ cắt thép chờ bằng nhau, ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn, dễ bị bung thép có thể dẫn đến nứt. Tại vùng nối chân cột, dầm sát gối nên chia khoảng cách đai nhỏ để tăng tính ổn định cấu kiện. Khi đổ tông cột xong và tháo dỡ coffa do quá dày cột thường bị méo không thẳng.
5. Xây bằng gạch thẻ, gạch đinh.
Đa phần nhà phố hầu hết các nhà thầu đều chỉ sử dụng gạch ống 4 lỗ để thi công xây tường bao nhưng đối với nhà thầu uy tín vì chất lượng của ngôi nhà họ sẽ sử dụng thêm gạch đinh. Gạch đinh với ưu điểm bền chắc, cách âm, cách nhiệt, chống thấm tốt được sử dụng khi xây tường bao hầm tự hoại, gia cố chân tường, gia cố hộp gen, giằng tường, đố cửa, xây bậc cầu thang.
Thông thường tường bao trong gói xây thô cơ bản đều xây với kích thước 100mm, nếu chủ đầu tư muốn xây tường 200mm, kĩ sư sẽ tính khối lượng dựa trên hồ sơ thiết kế và báo giá chi phí chênh lệch. Khi xây tường 200mm, thường thì sẽ cũng sử dụng gạch đinh để nối tường 200mm với nhau.
6. Công tác đóng lưới mắt cáo chống nứt.
Nếu chủ đầu tư có để ý, thường nhà mới khi xây xong chỉ sau 1 tháng, xung quanh hộp gen thường xuất hiện những vết nứt chân chim. Vết nứt này ngày càng nhiều là bởi bê tông có độ co ngót, dãn nỡ theo nhiệt độ khi đi các đường ống ruột gà âm tường phải đục đẽo khiến cho bề mặt vữa không đều dẫn đến xuất hiện các khe hở bên trong tường làm bề mặt sơn bị nứt. Để khắc phục hiện tượng này thì công trình HOÀNG PHÚ thi công sẽ sử dụng lưới mắt cáo hay còn gọi là lưới tô tường.
Trải lưới tô tường chống nứt – lưới thép đổ sàn bê tông phủ đều mặt sàn hoặc vách, cố định lớp lưới bằng đinh đóng lưới tô tường chuyên dụng hoặc nếu không dùng đinh đóng lưới tô tường thì dùng vít khoan đầu dù.
Tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực đã đặt lưới tô tường chống nứt – lưới thép đồ sàn bê tông để tăng thêm độ bám dính của hệ vữa và lưới, sàn. Tiến hành tô trát, trải vữa. Cần lưu ý trét hồ dầu thật kỹ những chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà, các mép cửa … những vị trí có nguy cơ bị nứt cao như những chổ bo tròn, góc vuông, cầu thang, chổ tiếp nối…
7.Kết luận
Một người khoẻ mạnh cần có khung xương chắc chắn, một ngôi nhà cũng vậy. Hãy thay đổi ngay suy nghĩ rằng phần thô là phần không ai nhìn thấy, có thể làm sao cho đủ làm được. Đội ngũ kiến trúc sư - kỹ sư cùng nhân công xây dựng đến từ HOÀNG PHÚ với hơn 9 năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về chuyên môn chắc chắn sẽ đem đến cho căn nhà bạn một khung xương vững chắc nhất!